Cách nhận biết Gỗ công nghiệp để không bị hớ hênh khi đi mua đồ nội thất gỗ công nghiệp các bạn cần chú ý trang bị cho mình những kiến thức dưới đây!
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất bằng cách sử dụng keo hoặc các loại hóa chất kết hợp cùng với vụn gỗ tự nhiên, tấm gỗ lạng để tạo thành những tấm gỗ mới. Khái niệm gỗ công nghiệp được sử dụng để phân biệt với gỗ tự nhiên. Hiện nay, đa phần các loại gỗ công nghiệp đều tận dụng những nguyên liệu thừa, tái sinh từ gỗ tự nhiên nên có giá thành thường rẻ hơn rất nhiều gỗ tự nhiên.

Các nhà cung cấp gỗ công nghiệp phổ biến:
– An Cường
– Mộc Phát
– Minh Long
Gỗ công nghiệp thường tồn tại dưới dạng tấm sản xuất theo quy cách 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440m2 thành phần cơ bản, đó là:
A. Cốt gỗ công nghiệp (Gỗ lạng, gỗ vụn, cành khô… và chất phụ gia)
B. Lớp bề mặt (lớp tạo hình thức vân gỗ).
A. Cốt gỗ công nghiệp thường gặp (sẽ đi từ thấp đến cao về cả giá thành lẫn chất lượng)
1. MFC (Melamine Face Chipboard)
MFClà chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard. Hạt cốt liệu dạng mùn dăm, được băm nhỏ từ gỗ vụn rồi ép lại tạo thành tấm có độ cứng, MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm. Gỗ MFC thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh…

Cách nhận biết gỗ công nghiệp MFC: Cốt thường có màu nâu vàng, cốt chống ẩm có màu xanh (như hình ảnh)
Ưu điểm của MFC:
Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư, bệnh viện, trường học… vì những ưu điểm sau:
• Chống cong vênh, bong tróc và ngăn mối mọt tốt.
• Nội thất từ gỗ MFC có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian.
• Khả năng chống ẩm tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.
• Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
• Bề mặt Melamine có bảng màu đa dạng với rất nhiều màu sắc khác nhau.
• Dễ vệ sinh sạch sẽ do bề mặt Melamine nhẵn phẳng, trơn.
• Ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất, thi công công trình.
• Thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
• Giá cả gỗ MFC rất hợp lý.
Nhược điểm của MFC:
• Khả năng chịu nước thấp. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.
• Bề mặt không chân thật bằng gỗ tự nhiên.
• Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác.
• Hạn chế về độ dày.
Ứng dụng của gỗ MFC:
• Gỗ MFC dùng nhiều cho nội thất trong văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện,….
• Gỗ MFC có nhiều gam màu từ các gam màu đơn sắc mang tính hiện đại, tinh tế như đen, trắng, nâu,… cho tới các gam màu rực rỡ, bắt mắt như đỏ, cam, hồng,… nên thích hợp để sản xuất nhiều loại nội thất.
Các sản phẩm nội thất nổi bật sử dụng gỗ MFC:
• Bàn làm việc
• Tủ tài liệu hồ sơ văn phòng
• Vách ngăn văn phòng
2. MDF (Medium Density Fiberboard)
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Hạt cốt liệu là các loại gỗ vụn, nhánh cây…được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulo. Sau đó đưa vào máy trộn gồm có: keo, bột sợi gỗ (Cellulo), chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ. MDF là loại cốt liệu phổ biến nhất trong thi công nội thất vì tính bền, nhẹ, độ cứng vừa phải và độ cong vênh thấp

Ưu điểm của MDF:
• MDF có độ bám sơn, vecni cao thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…
• MDF có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
• MDFcó thể tạo dáng (cong) đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển.
• MDF rất dễ gia công.
• Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên là một số ưu điểm khác của loại gỗ này.
• Giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên.
• Ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
• Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
• Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên gỗ MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
• Bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.
Nhược điểm của MDF:
• Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm thay thế.
• Ván MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
• Ván MDF có hạn chế về độ dày nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
• Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt MDF như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.
• Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.
Ứng dụng của gỗ MDF:
Các bề mặt trang trí (Melamine, Laminate…) thường được ép lên gỗ công nghiệp MDF để ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, cửa…
3. Ván nhựa PVC:
Loại này có khả năng kháng nước 100%, thường sử dụng có phần tủ bếp, các hệ nội thất tiếp xúc với hơi ẩm. Tính mềm, chịu lực kém

Ưu điểm của ván nhựa:
– Bề mặt cứng và nhẵn: phù hợp sản xuất tủ bếp; mặt bàn trường học, cửa hàng, showroom…
– Có thể sơn trực tiếp lên bề mặt nhựa
– Chịu nước, chống ẩm, mối mọt tốt: Ván nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đối 100%, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt đem đến độ bền vượt trội cho đồ nội thất. Vì vậy, gỗ nhựa có ứng dụng rất phổ biến trong môi trường có độ ẩm cao như: khu vực nhà bếp và phòng tắm. Ngoài ra, tấm nhựa cũng có thể được sử dụng trên tất cả các nơi trong ngôi nhà
– Vật liệu thân thiện với môi trường: Vật liệu gỗ nhựa được tạo thành từ bột nhựa PVC và bột gỗ nên rất thân thiện với môi trường. Ván nhựa cao cấp đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng người Việt, hạn chế các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, tiêu hoá…Hơn nữa, vật liệu này còn có khả năng tái chế được.
– Chống cháy: Nhựa không duy trì ngọn lửa và giảm sự lan tỏa của đám cháy. Vì vậy, sử dụng vật liệu ván nhựa để làm trần, các đồ dùng nội thất trong các tòa nhà văn phòng, chung cư, vui chơi giải trí…sử dụng vật liệu gỗ nhựa sẽ là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong tương lai.
– Độ bền vượt trội: Vật liệu Nhựa làm nội thất rất bền và có khả năng chống chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt như : axit và kiềm nhẹ, môi trường có độ ẩm cao, môi trường nước biển…Vì thế, Các nhà thiết kế và thi công thường lựa chọn sản phẩm này cho: bàn ghế trường học, nội thất các căn phòng thí nghiệm và cả nội thất trên tàu thuyền…
– Dễ thi công: Tấm Nhựa có thể được gia công bằng các công cụ truyền thống. Các công cụ để gia công Gỗ Nhựa ( PVC Foam) cũng như tương tự như các công cụ dùng để gia công gỗ công nghiệp.
– Tiết kiệm chi phí: Quá trình sản xuất sử dụng tấm gỗ nhựa sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí: tẩm sấy, phun UV hay quá trình làm phẳng bề mặt…Quá trình thi công tấm gỗ nhựa không gây bụi như thi công gỗ tự nhiên.
– Cùng với đó, là sự phong phú về độ dày: 5, 8, 10, 12, 15, 18 mm, tấm ván nhựa đáp ứng được mọi nhu cầu về ứng dụng nội thất từ tủ bếp, tủ chậu lavabo đến tấm ốp tường, trần nhựa, vách ngăn phòng… hay nội thất trường học, nội thất văn phòng, nội thất bệnh viện, nội thất tàu thuỷ…
Nhược điểm của ván nhựa:
Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm của chất liệu nhựa thì vật liệu này cũng còn tồn tại nhược điểm chưa khắc phục được đó là: chất liệu ván gỗ nhựa chỉ thi công được kiểu hiện đại, không thể đục, trạm, khắc hoa văn, cầu kỳ như là gỗ tự nhiên. Hơn nữa, vì trong thành phần của gỗ nhựa thì có tới hơn 60% là nhựa nên sẽ giòn hơn và chịu lực kém hơn, khả năng bắt vít kém hơn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Nên thông thường để vừa đẹp vừa vững chắc thì bạn nên kết hợp các loại gỗ với nhau. Nhưng các nơi có độ ẩm mốc và mối mọt cao thì bạn nên chọn gỗ nhựa để thi công.
4. HDF (High Density Fiberboard)
HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard.Hạt cốt liệu từ gỗ là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C.Bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu. HDF chỉ có nhược điểm là khá nặng và độ cứng rất cao dẫn tới việc thi công nội thất khó khăn, sức nặng làm giảm tuổi thọ của hệ thống phụ kiện bản lề.

Ưu điểm của HDF:
• Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ,…
• Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
• Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng dần, thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
• HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
• Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Đặc biệt HDF cứng nhất trong 3 loại.
Nhược điểm của HDF:
• Khả năng chống thấm nước kém.
• Độ dày và độ dẻo dai hạn chế.
• Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người sử dụng.
• Không chạm trổ được các chi tiết cầu kỳ như gỗ tự nhiên…
5. Gỗ dán (Plywood):
Gỗ dán (Plywood) cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng.Tính chất Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Có gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo. Bề mặt thường không phẳng nhẵn có khả năng chống biến dạng cực tốt dành cho các mảng lớn vượt nhịp

Ưu điểm của gỗ Plywood
• Khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh hay mối mọt.
• Khả năng chống ẩm cực tốt và có thể sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao.
• Có khả năng bám vít, bám dính tốt
• Giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.
• Mức giá cạnh tranh so với những sản phẩm gỗ khác như gỗ ghép hoặc gỗ MDF.
Nhược điểm của gỗ Plywood
• Gỗ Plywood có nhược điểm đó chính là nếu không được xử lý tẩm sấy đạt tiêu chuẩn thường rất dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không được bằng phẳng dẫn đến không đẹp mắt và thường bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
• Khả năng kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.
• Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ MDF và MFC.
Ứng dụng gỗ Plywood trong đời sống
So với các loại gỗ tự nhiên, Plywood được đánh giá khá cao về chất lượng, độ bền, khả năng chịu lực cũng như sự phong phú về màu sắc, mẫu mã. Bên cạnh đó, chi phí giá thành của chúng cũng không quá cao như các loại gỗ tự nhiên. Đây là một trong những lý do khiến gỗ Plywood dần trở nên phổ biến trong thi công nội thất.
Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều sản phẩm nội thất được làm từ gỗ dán. Dưới đây là một số mẫu sản phẩm nội thất đẹp cho gia đình từ gỗ dán.
B. Bề mặt tấm cốt liệu (sẽ đi từ thấp đến cao về cả giá thành lẫn chất lượng)
1. BỀ MẶT MELAMINE:
Là một dang firm được in công nghiệp, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem, được phủ lên cốt gỗ. Được ưa chuộng và thịnh hành bới giá thành hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ.


2. BỀ MẶT SƠN BỆT:
Đơn giản là sử dụng gỗ thô để phủ một lớp sơn lên bề mặt, ưu điểm là có thể che hết các đường góc cạnh, khó bị xước nhưng có thể bị xuống màu và ố theo thời gian.


3. BỀ MẶT LAMINATE:
Là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Điểm mạnh của Laminate có thể thực hiện các đường uốn cong, bề mặt nhìn tinh tế và sang trọng.

4. BỀ MẶT ACRYLIC:
Được phủ một hỗn hợp keo trong nhìn như phủ kính thủy tinh, tạo cứng, đạt độ thẩm mỹ rất cao. Acrylic ít mẫu mã hơn các mặt còn lại, giá thành cao và khó gia công tại chỗ


5. BỀ MẶT PHỦ VEENEER:
Là bề mặt gỗ tự nhiên, vân tự nhiên được lạng mỏng và dán lên bề mặt cốt gỗ. Ưu điểm là nhìn rất tính tế, giông hệt gỗ tự nhiên nhưng dễ bong trong điều kiện ẩm thấp.
Veener được chia làm 2 loại là Veener kỹ thuật (hay còn gọi là nhân tạo) và Veener tự nhiên (được lạng mỏng từ thân gỗ tự nhiên)
-Veneer gỗ tự nhiên: Sản phẩm được lạng từ gỗ tự nhiên, vân tự nhiên: Veneer tự nhiên được chia làm hai loại (vân sọc và vân bông hay vân núi)
–Veneer kỹ thuật (nhân tạo): Cũng là sản phẩm từ gỗ tự nhiên tuy nhiên được lạng nhỏ thành sợi, vân và màu được máy tính phối ghép.



Kết luận: Khi mua đồ nội thất hãy chọn đúng chủng loại (cốt gỗ và bề mặt phủ) để phù hợp với thiết kế, và nhu cầu sử dụng. Chung ta hãy đưa ra những lựa chọn không ngoan để có được chất liệu tốt cho khu nội thât nhà mình nhé.