Da công nghiệp, da thật, simili cách phân biệt
Có rất nhiều khách hàng đã mua hàng của Nội thất Mộc Gia Phát và đã hỏi chúng tôi rằng Da công nghiệp, da thật, simili là như thế nào?. Cách phân biệt các loại này ra sao?. Tôi nhìn chóng mặt mà không biết nó là gì?
Hôm nay có thời gian rảnh Nội Thất Mộc Gia Phát xin tổng hợp ngắn gọn khái niệm về Da công nghiệp, da thật, simili là như thế nào?.
Gửi quý khách hàng mong rằng nó giúp ích cho quý vị khi chọn lựa các sản phẩm từ da.
1: Simili (hay còn gọi là PVC)
Polyvinyl chloride (PVC) tiếng Việt mình thường gọi là simili. Loại này được làm từ một tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn đình hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được đi xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn và trơn láng hơn.
Dù bề mặt có vân da nhưng simili vẫn là sản phẩm từ nhựa PVC, có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật.
2: Da công nghiệp (hay còn gọi là PU)
Polyurethane (PU) tiếng Việt mình thường gọi là da công nghiệp hoặc da tổng hợp. Loại này cao cấp hơn loại trên do được làm từ các mẩu vụn da, sau quá trình xay rồi ép polyester, cuối cùng là tráng mặt, nhuộm và in vân.
Ưu điểm của giả da là:
– Có thể tạo được nhiều màu sắc đẹp, lạ, vân và hoa văn in trên da cũng phong phú và đa dạng.
– Ít bị bạc màu bởi tia UV
– Tránh việc giết chóc các con vật để lấy da.
Nhược điểm: mùi nhựa, dễ bị rách nếu lớp mặt da quá mỏng, bị bong tróc sau một thời gian sử dụng lâu.
3: Da thật.
Thành phẩm da thật:
Da thật được phân chia rất nhiều loại da: Nội thất Mộc Gia Phát chỉ liệt kê một vài loại chính như da mặt, da lộn (là mặt bên dưới của lớp da), da nubuck…
Da thật được làm từ nhiều loại da như da bò, da heo, da cừu, da ngựa, da cá sấu…Các loại da này phải qua một quá trình xử lý hóa chất gọi là thuộc da. Quá trình này để da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn.
Nếu sản phẩm da được làm ra nào yêu cầu độ bóng mượt mà hơn thì sẽ được phủ một lớp xi để tạo độ bóng và các màu sắc đậm nhạt khác nhau.
Ưu điểm:
– Đẹp, có độ bóng và màu tự nhiên.
– Bền
Nhược điểm:
– Tốn kém
– Cần được bảo quản tốt, tránh nước và nhiệt
– Chỉ có thể nhuộm được một số màu cơ bản
+ Làm thế nào để phân biệt được Da công nghiệp, da thật, simili?
Như các định nghĩa ở trên thì rất dễ để nhận biết được các sản phẩm Da công nghiệp, da thật, simili!
– Simili: Bề mặt trơn láng hoặc có vân da nhưng simili vẫn là sản phẩm từ nhựa PVC, có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật.
– Da công nghiệp: Thường có mùi ni lông hoặc là có mùi của chất hóa học (giống giống như mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm) Khi hơ lửa sẽ bị vón cục lại.
– Da thật: Da thật có mùi ngai ngái, bề mặt da thật hơi thô ráp, có các đường vân của da thật rất tự nhiên, hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Ngoài ra trên bề mặt da thật, khi nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp. Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi và có thể hơi xỉn.
+ Cách bảo quản Da công nghiệp, da thật, simili.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
– Thường xuyên đánh bóng, lau bề mặt da bằng vải mềm và sáp đặc dụng!
– Nếu lâu ngày không dùng, cho vào túi ni lông và buộc chặt.
– Nên để thêm một ít hạt hút ẩm; hoặc nhồi giấy báo vào bên trong (túi, giày, bốt da) – vừa có tác dụng hút ẩm, vừa giữ nguyên hình dáng giúp chúng không bị gãy, nứt bề mặt.
+ Các khuyến cáo:
– KHÔNG để sản phẩm bị ẩm ướt, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, mồ hôi, ánh nắng hoặc khí nóng
– KHÔNG dùng nước, benzene hay những chất làm sạch khác để lau chùi
– KHÔNG bẻ gập (giày, thắt lưng, ví..) 4. KHÔNG phơi nắng nếu lỡ.. bị ướt.